Đầu tư máy móc nông nghiệp còn manh mún


Trong giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay, đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là yêu cầu không thể thiếu để ngành nông nghiệp có thể cạnh tranh khi bước vào sân chơi chung. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, như: Nghị định 68 ưu đãi vốn cho doanh nghiệp, nông dân mua máy móc, thiết bị từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến nông sản; Nghị định 210 ưu đãi cho dự án ứng dụng công nghệ cao…


* Khó tiếp cận gói hỗ trợNhưng theo phản ánh của cả doanh nghiệp và nông dân, những chính sách này vẫn chưa đi vào thực tế. Đây cũng là một rào cản cho việc ứng dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.





Ông Lâm Thanh Đức, một trong những chủ trại chăn nuôi gà tại huyện Xuân Lộc đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Đồng Nai, chia sẻ: “Đây là giai đoạn cạnh tranh bằng công nghệ. Chính vì vậy, tôi quyết định đầu tư dây chuyền chăn nuôi gà đẻ trứng tự động với công nghệ hiện đại nhất của Nhật Bản hiện nay. Tôi mất cả năm trời làm hồ sơ để tiếp cận các gói vay hỗ trợ nhưng rồi đành bỏ cuộc”. Cụ thể, với gói vay theo Quyết định 68 về cho vay nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, khi đối chiếu vào danh mục máy móc được hỗ trợ quy định trong thông tư hướng dẫn thì chỉ có vài loại máy riêng lẻ thuộc danh mục, Công ty Thanh Đức lại nhập nguyên chuỗi thiết bị nên không được hỗ trợ. Nghị định 210 ưu đãi vốn cho đầu tư ứng dụng công nghệ cao lại yêu cầu giấy chứng nhận thiết bị này là công nghệ cao thì mới đủ điều kiện vay, nhưng hiện chưa có bộ, ngành nào có chức năng chứng nhận điều này.

Cũng nói về những điểm bất cập trong tiếp cận vốn, đại diện Hợp tác xã Đồng Thuận (huyện Tân Phú) cho rằng hiện nông dân rất quan tâm vay vốn ưu đãi  để đầu tư máy móc; đầu tư sản xuất chuyên canh theo mô hình cánh đồng lớn, nhưng hồ sơ vay vốn đòi hỏi phải lập dự án và đủ loại giấy tờ, thủ tục khác nhau. Nông dân lại rất lúng túng trong việc thực hiện các yêu cầu trên nên chưa có cơ hội tiếp cận những chương trình ưu đãi. Một số xã viên của hợp tác xã cũng rất khó trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư cho nông nghiệp vì dù vay tín chấp thì nông dân vẫn phải thế chấp sổ đỏ. Bà con có đất nhưng địa phương chậm trong cấp sổ đỏ nên dù có nhu cầu vay vốn nhưng không có cơ hội.  


* Cần thoát cơ giới hóa hộ gia đình

Theo Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, hiện toàn tỉnh có trên 9,2 ngàn máy làm đất các loại, đáp ứng trên 90% diện tích đất và khoảng gần 2,63 ngàn máy thu hoạch và máy xay xát, đáp ứng trên 65% nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, đa phần máy móc, thiết bị trên đã qua sử dụng, chỉ đáp ứng quy mô sản xuất hộ gia đình manh mún, nhỏ lẻ. Việc ứng dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch còn hạn chế, nhất là với các cây trồng có chiều cao, tán rộng tỷ lệ cơ giới hóa hầu như bằng không.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét